Trong quan niệm của người Việt, “LAN” là một loài loài hoa xinh đẹp tượng trưng cho sự chu đáo, tinh tế và tình yêu. Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Dự án An toàn thực phẩm vì sự phát triển (SAFEGRO) tôn vinh ba người phụ nữ tên LAN – những người có đóng góp ý nghĩa trong lĩnh vực an toàn thực phẩm tạo ra sự thay đổi trong cộng đồng.

Đào Phương LAN: Ưu tiên an toàn thực phẩm ở trường mầm non
Tại trường mầm non Văn Đức, Hiệu phó Đào Phương LAN đã chăm sóc các em bằng tình yêu thương, và trách nhiệm. Nhiều học sinh đã ra trường vẫn trở lại thăm cô. Trong sự nghiệp của mình, cô luôn quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm. Cô lo ngại về việc các nguyên liệu như thịt lợn và rau củ khó truy xuất nguồn gốc – đồng nghĩa với việc chúng có thể không an toàn cho trẻ em. Cô cũng lo ngại rằng nếu giáo viên và nhân viên nhà bếp không thường xuyên tuân thủ các quy tắc an toàn thực phẩm, trẻ sẽ có rủi ro về sức khoẻ. Trong vai trò quản lý trường mầm non, cô Phương LAN cảm thấy có trách nhiệm lớn trong việc cần phải có giải pháp cho những vấn đề này để đảm bảo mọi trẻ em đều nhận được bữa ăn an toàn và dinh dưỡng, đồng thời cô cũng ưu tiên củng cố các hành vi đúng đắn ở trẻ về an toàn thực phẩm.

Đào Phương LAN, Hiệu phó trường mầm non Văn Đức phát biểu tại lễ ký kết hỗ trợ chuỗi giá trị rau, thịt lợn tại Hà Nội. Buổi lễ được tổ chức bởi Dự án An toàn thực phẩm vì sự phát triển (SAFEGRO) và Bộ NN & PTNT.

Phát biểu trong hội thảo về an toàn thực phẩm do SAEFGRO tổ chức tại Hà Nội, cô Phương LAN nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn thực phẩm cho các trường mầm non, duy trì các tiêu chuẩn cao nhất từ nguồn nguyên liệu cho đến khi đến bàn ăn của trẻ. Là người phụ trách chuyên môn, cô nhận thức được vai trò của phụ huynh trong việc thúc đẩy trẻ thực hành các hành vi an toàn thực phẩm ở nhà và đã thu hút phụ huynh hướng dẫn trẻ trong các hành vi cơ bản về an toàn thực phẩm.

Phạm Khánh Phong LAN: Đảm bảo an toàn thực phẩm ở thành phố đông dân nhất Việt Nam
Ở cấp thành phố, có một ‘bông hoa lan’ làm việc trong lĩnh vực an toàn thực phẩm: Phó giáo sư-tiến sĩ Phạm Khánh Phong LAN, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh. Với dân số hơn 10 triệu người, Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp thực phẩm bên ngoài – điều này gây lo ngại về an toàn thực phẩm cho cả chính quyền và người dân.

Phó giáo sư – Tiến sĩ Phạm Khánh Phong LAN (thứ hai từ phải sang) chụp ảnh kỷ niệm với Giám đốc Dự án SAFEGRO trong hội nghị công bố thành lập Sở An toàn thực phẩm TP.HCM. Đây là Sở An toàn thực phẩm đầu tiên của cả nước

Tiến sĩ Phạm Khánh Phong LAN đã chỉ đạo các cán bộ Sở làm việc không ngừng nghỉ để đảm bảo an toàn thực phẩm của Thành phố Hồ Chí Minh trong dịp Tết Nguyên đán 2024.

Trả lời phỏng vấn của Vietnamnews trước Tết, bà cho biết: “Chúng tôi sẽ tập trung kiểm tra các điểm phân phối như chợ đầu mối, chợ truyền thống. Bên cạnh công tác thanh tra, chúng tôi sẽ tiến hành các chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng về phòng chống ngộ độc thực phẩm”.

Kể từ khi đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Sở, dịp Tết (từ ngày 9 đến 15/2, tức ngày 30 đến ngày 5 âm lịch), đã không ghi nhận trường hợp ngộ độc thực phẩm nào ở TP.HCM, mặc dù đây là dịp thường xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm nhiều nhất.

Đào Hồng Lan: Đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn thực phẩm
Ở cấp quốc gia, có thêm một bông hoa Lan nổi bật, có tầm ảnh hưởng đến chính sách quốc gia liên quan đến an toàn thực phẩm, đó là Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan.

Với tư cách là Bộ trưởng Bộ Y tế, bà có vai trò quan trọng trong việc tác động đến tất cả các chính sách liên quan đến an toàn thực phẩm. Bộ trưởng LAN cũng chịu trách nhiệm giám sát kế hoạch thực hiện “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”. Năm 2023, trọng tâm của tháng hành động là “Đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới” thông qua các chiến dịch nâng cao nhận thức và phân trách nhiệm rõ ràng cho các cấp thực hiện.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng LAN phát biểu tại Kỳ họp Quốc hội.

Trong “Tháng hành động”, các cơ quan chức năng đã tăng cường thanh tra, giám sát nhằm đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm, xử lý những trường hợp vi phạm, đồng thời nâng cao vai trò của chính phủ, cơ quan quản lý và người tiêu dùng trong việc thực hiện luật an toàn thực phẩm.

Bà Đào Hồng LAN sẽ giám sát “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2024”, diễn ra vào tháng 4 và tháng 5 năm nay. Ngoài ra, bà cũng chủ trì những sửa đổi quan trọng để cập nhật các chính sách an toàn thực phẩm, trong đó có nhiệm vụ sửa đổi Luật An toàn thực phẩm.

Ở Việt Nam, phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong an toàn thực phẩm từ sản xuất đến phân phối và tiêu dùng. Ở cấp độ nào, phụ nữ cũng tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa.

Giới thiệu về Dự án SAFEGRO: Được tài trợ bởi Canada, SAFEGRO hỗ trợ xã Văn Đức xây dựng cộng đồng an toàn thực phẩm có trách nhiệm giới, nơi mọi người hiểu rõ vai trò của mình. Nông dân được đào tạo để sản xuất thực phẩm an toàn, trong khi giáo viên mầm non và nhân viên nhà bếp được đào tạo về thực hành an toàn thực phẩm, bao gồm rửa tay và bảo quản thực phẩm đúng cách. Dự án cũng nỗ lực xây dựng chương trình giảng dạy về an toàn thực phẩm cho trẻ em và thu hút phụ huynh cùng thực hành an toàn thực phẩm tại nhà. Những bài học hay của trường mầm non Văn Đức đã được chia sẻ đến 25 trường mầm non trên địa bàn huyện Thanh Oai và sắp tới sẽ được chia sẻ với 27 trường mầm non trên địa bàn huyện Gia Lâm. Các biện pháp can thiệp hợp lý về an toàn thực phẩm cũng được thực hiện ở cấp thành phố và cấp quốc gia.

Bộ trưởng Đào Hồng LAN chụp ảnh kỷ niệm cùng đoàn SAFEGRO, Brian Bedard, Giám đốc An toàn Thực phẩm và Sức khoẻ động vật Alinea, và Đỗ Thành Lâm, Giám đốc Dự án SAFEGRO, nhân sự kiện kỷ niệm 50 năm Quan hệ ngoại giao Canada – Việt Nam tại Hà Nội.