Thông tin chung

    • Nhà tài trợ: Bộ Các vấn đề toàn cầu Canada (GAC)
    • Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD)
    • Cơ quan phối hợp: Bộ Y tế (Cục an toàn thực phẩm) và Bộ Công thương (Vụ Khoa học Công nghệ).
    • Cơ quan thường trực: Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản & thủy sản.
    • Thời gian thực hiện: 5 năm (2021-2025)
    • Địa điểm thực hiện dự án: Hà Nội và TP. HCM
    • Tổng vốn tài trợ: 15.3 triệu CAD, viện trợ không hoàn lại.
    • Đơn vị thực hiện: Alinea International & Guelph University.
    • Văn phòng dự án: 301 B3, 298 Kim Mã, Ba Đình, HN.
    • Văn phòng vệ tinh: Dự kiến tại 45 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP HCM
    • Phạm vị Dự án: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và các địa bàn có liên quan đến chuỗi cung ứng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
    • Ban chỉ đạo DA (13 thành viên):
    • Trưởng Ban: TT. Trần Thanh Nam và đồng Trưởng ban: ông Brian Allemekinders (Tham tán Phát triển/Trưởng ban Hợp tác phát triển ĐSQ Canada tại Việt Nam).
    • Phó TB: CT. Nguyễn Như Tiệp.
    • Ủy viên: Ông Nguyễn Hùng Long (VFA); Ông Nguyễn Việt Tấn (DST-MOIT) và đại diện các Cục Vụ thuộc Bộ NN&PTNT.
    • Tổ Công tác liên ngành (16 thành viên):
    • Tổ trưởng: CT Cục QLCLNLS&TS, ông Nguyễn Như Tiệp,
    • Tổ viên: Đại diện của các Cục Vụ thuộc 3 Bộ như: Nguyễn Hùng Long (VFA), Nguyễn Việt Tấn (DST-MOIT), và các thành viên khác.

Kết quả chung của Dự án:

Lợi ích người tiêu dùng và các bên tham gia trong lĩnh vực nông sản thực phẩm, bao gồm nông dân nghèo ở Việt Nam được cải thiện

Một số hoạt động chính:

    • Rà soát chính sách pháp luật và hỗ trợ hoàn thiện một số văn bản về chính sách trong đó có hoạt động đánh giá 10 năm thực hiện Luật ATTP và đề xuất sửa đổi bổ sung Luật ATTP, Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
    • Đánh giá thực trạng triển khai, phân tích tồn tại, bất cập trong xử lý sự cố về ATTP, quản lý bệnh truyền qua thực phẩm (ngộ độc thực phẩm).
    • Hỗ trợ thiết kế chuyển đổi số phục vụ công tác thông tin, báo cáo ATTP.
    • Xây dựng hệ thống LIMS quốc gia.
    • Bộ công cụ về nhận thức giới và các modul đào tạo từ xa.
    • Xây dựng chương trình đào tạo ATTP quốc tế.
    • Hỗ trợ cấp cho một số trường hoặc viện nghiên cứu về đánh giá nguy cơ ATTP.
    • Đánh giá và lựa chọn chuỗi có tính đến yếu tố giới (GBVCA) và đề xuất kế hoạch hỗ trợ tổng thể.
    • Tiến hành điều tra phân tích nguy cơ RA các chuỗi giá trị, bao gồm hộ/cơ sở/HTX sản xuất, cơ sở sơ chế/chế biến, trung tâm dịch vụ Logistic chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị và chợ bán lẻ trong chuỗi được lựa chọn.
    • Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống truy xuất nguồn gốc, thu hồi, xử lý sản phẩm.
    • Phân tích, đánh giá hiện trạng và xây dựng chiến lược nâng cao năng lực về áp dụng GAP, HACCP và/hoặc các tiêu chuẩn và chứng nhận ATTP quốc tế có liên quan.
    • Điều tra /nghiên cứu nhận thức, văn hoá, mong đợi của từng nhóm đối tượng đích truyền thông, đặc biệt là phụ nữ, thanh niên.
    • Chiến lược truyền thông với thông điệp chính cho từng nhóm đối tượng đích xác định
    • Hỗ trợ về thúc đẩy thương mại, quảng bá thương hiệu.
    • Và nhiều hoạt động đào tạo tập huấn về ATTP khác.