Đại diện 25 trường mầm non của huyện Thanh Oai, Hà Nội đều cho rằng họ đã mở rộng tầm mắt khi được trải nghiệm thực tế tham quan cơ sở sản xuất, được nghe giới thiệu về chuỗi sản xuất thịt lợn khép kín (từ quá trình chăn nuôi đến giết mổ, sơ chế và chế biến đến thành phẩm cuối cùng), đồng thời được cập nhật các kiến thức về an toàn thực phẩm (ATTP) từ các nhà quản lý và chuyên gia đầu ngành về ATTP.

Ngày 11/11/2023, trong khuôn khổ dự án SAFEGRO do chính phủ Canada tài trợ, Hợp tác xã (HTX) Hoàng Long tổ chức Hội nghị kết nối khách hàng cho chuỗi thực phẩm A-Z.

Hiện nay, Hợp tác xã có quy mô 500 con lợn nái và 5.000 con lợn thương phẩm. Toàn bộ quy trình chăn nuôi được thực hiện và giám sát bởi đội ngũ bác sĩ thú y, nhân viên kỹ thuật lành nghề. Mỗi ngày Hợp tác xã Chăn nuôi Hoàng Long cung cấp ra thị trường khoảng 2 tấn thịt lợn, trong đó gần một nửa sản lượng đaược chế biến thành giò, chả, xúc xích, thịt hun khói, nem chua… mang nhãn hiệu “Chuỗi thực phẩm A-Z”. Từ năm 2020, Hợp tác xã đã được thành phố Hà Nội chứng nhận 9 sản phẩm OCOP 4 sao. Hiện chuỗi thực phẩm được tiêu thụ tại các cửa hàng thực phẩm an toàn và siêu thị trong thành phố, các bếp ăn của trường mầm non trên địa bàn huyện Thanh Oai.

Chủ đề về lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc minh bạch được đưa ra thảo luận sôi nổi. Hiệu trưởng trường mầm non thị trấn Kim Bài, Ms Phương cho rằng “Nhà trường đặc biệt quan tâm tới vấn đề ATTP cho học sinh. Nhà trường đã mua các sản phẩm thịt lợn A-Z của HTX Hoàng Long và luôn hài lòng với chất lượng, cũng như bao bì, tem mác, đóng gói, phương thức giao nhận hàng ngày.”

Ms Phương, Hiệu trưởng trường mầm non thị trấn Kim Bài

Ông Nguyễn Văn Thuận, Trưởng phòng Chất lượng và Nông nghiệp hữu cơ, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp & PTNT cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đầy đủ thông tin trên nhãn sản phẩm. ‘Trẻ em như búp trên cành’, ông nói ‘Chúng ta chọn lựa những sản phẩm tốt nhất cho trẻ em, chọn lựa sản phẩm có nguồn gốc như của HTX Hoàng Long, nhưng khách hàng cũng cần thường xuyên  đưa ra các ý kiến phản hồi, nhằm tăng chất lượng sản phẩm, cũng như cải thiện các vấn đề khác để sản phẩm được tốt hơn’.

Ông Nguyễn Văn Thuận, Trưởng phòng Chất lượng và Nông nghiệp hữu cơ, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp & PTNT

Hội nghị có sự tham gia của Hiệu trưởng, Hiệu phó phụ trách dinh dưỡng, bếp trưởng và đại diện phụ huynh của 25 trường mầm non, theo ông Đoàn Việt Dũng, Trưởng phòng giáo dục huyện Thanh Oai, là một điều đáng mừng, cho thấy các trường đều rất quan tâm và muốn hướng tới các thực hành tốt nhất về ATTP.

Sau khi chuyên gia của Dự án SAFEGRO chia sẻ thông tin về lồng ghép ATTP có trách nhiệm giới vào chương trình giáo dục hiện hành của Trường mầm non xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, ông đề xuất Dự án SAFEGRO và Phòng Giáo dục cần ‘hợp tác để huyện Thanh Oai cũng có thể học hỏi mô hình thành công của Trường mầm non Văn Đức để áp dụng cho tất cả các trường mầm non trên địa bàn Huyện Thanh Oai’.

Ông Đoàn Việt Dũng, Trưởng phòng giáo dục huyện Thanh Oai

Ông Đỗ Thành Lâm, giám đốc dự án SAFEGRO, khẳng định cam kết phối hợp chặt chẽ với huyện Thanh Oai,  triển khai các hoạt động hỗ trợ chuỗi thịt lợn HTX Hoàng Long nhằm nâng cao nhận thức ATTP, thúc đẩy thay đổi hành vi trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn như trong Bản Kế hoạch đã ký giữa Dự án SAFEGRO, Chi Cục Chăn nuôi & Thú y, và Phòng Kinh tế Huyện Gia Lâm . Đặc biệt, ‘SAFEGRO cũng mong muốn cùng xây dựng một văn hoá ATTP, vì sức khoẻ lâu dài của cộng đồng’. Ông nói.

Ông Đỗ Thành Lâm, giám đốc dự án SAFEGRO