Một số hoạt động chính:
- Rà soát chính sách pháp luật và hỗ trợ hoàn thiện một số văn bản về chính sách trong đó có hoạt động đánh giá 10 năm thực hiện Luật ATTP và đề xuất sửa đổi bổ sung Luật ATTP, Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
- Đánh giá thực trạng triển khai, phân tích tồn tại, bất cập trong xử lý sự cố về ATTP, quản lý bệnh truyền qua thực phẩm (ngộ độc thực phẩm).
- Hỗ trợ thiết kế chuyển đổi số phục vụ công tác thông tin, báo cáo ATTP.
- Xây dựng hệ thống LIMS quốc gia.
- Bộ công cụ về nhận thức giới và các modul đào tạo từ xa.
- Xây dựng chương trình đào tạo ATTP quốc tế.
- Hỗ trợ cấp cho một số trường hoặc viện nghiên cứu về đánh giá nguy cơ ATTP.
- Đánh giá và lựa chọn chuỗi có tính đến yếu tố giới (GBVCA) và đề xuất kế hoạch hỗ trợ tổng thể.
- Tiến hành điều tra phân tích nguy cơ RA các chuỗi giá trị, bao gồm hộ/cơ sở/HTX sản xuất, cơ sở sơ chế/chế biến, trung tâm dịch vụ Logistic chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị và chợ bán lẻ trong chuỗi được lựa chọn.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống truy xuất nguồn gốc, thu hồi, xử lý sản phẩm.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng và xây dựng chiến lược nâng cao năng lực về áp dụng GAP, HACCP và/hoặc các tiêu chuẩn và chứng nhận ATTP quốc tế có liên quan.
- Điều tra /nghiên cứu nhận thức, văn hoá, mong đợi của từng nhóm đối tượng đích truyền thông, đặc biệt là phụ nữ, thanh niên.
- Chiến lược truyền thông với thông điệp chính cho từng nhóm đối tượng đích xác định
- Hỗ trợ về thúc đẩy thương mại, quảng bá thương hiệu.
- Và nhiều hoạt động đào tạo tập huấn về ATTP khác.