Dự án An toàn thực phẩm vì sự phát triển (SAFEGRO) do Chính phủ Canada tài trợ cam kết góp phần thúc đẩy bình đẳng giới (BĐG), trao quyền cho phụ nữ trong các chuỗi giá trị lựa chọn. Lồng ghép giới là một biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu hướng tới BĐG và tăng quyền năng cho phụ nữ mà Dự án SAFEGRO đã cam kết. Lồng ghép giới sẽ được thực hiện trong toàn bộ chu trình Dự án nhằm mang lại ích lợi cho tất cả các bên liên quan.
Khảo sát chuỗi giá trị về rau dựa trên cơ sở giới được thực hiện từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2022 tại ba Hợp tác xã (HTX) Văn Đức, Bắc Hồng và Yên Mỹ, nằm tại các huyện ngoại thành Gia Lâm, Đông Anh và Thanh Trì của Hà Nội.
Khảo sát chuỗi giá trị dựa trên cơ sở giới nhằm phát hiện khoảng trống về giới và các biện pháp can thiệp nhằm giải quyết hướng tới tăng quyền cho phụ nữ và các nhóm yếu thể đảm bảo những người tham gia được hưởng lợi công bằng trong chuỗi giá trị lựa chọn.
Khảo sát chuỗi giá trị về rau đã áp dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia và tiếp cận nữ quyền. Khảo sát đã tham vấn đầy đủ các nhóm mục tiêu gồm: nam nữ nông dân, thương lái (thu gom, bán buôn, doanh nghiệp cung ứng), đại lý cung cấp vật tư đầu vào, cửa hàng tiện ích, siêu thị và bếp ăn tập thể. Các bên liên quan từ người sản xuất đến người tiêu dùng được tham gia thảo luận và chia sẻ ý kiến liên quan tới từng khâu trong chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, tiếp cận nữ quyền (feminst approach) cũng đã được vận dụng trong cả quá trình nghiên cứu khảo sát. Từ thiết kế nghiên cứu, thu thập thông tin, phân tích và lập kế hoạch hành động. Đối với SAFEGRO, tiếp cận nữ quyền toàn diện không chỉ dừng lại ở việc đếm số lượng nữ giới tham gia vào các khâu trong chuỗi giá trị lựa chọn. Hơn thế nữa, khảo sát chuỗi giá trị cũng bao gồm các nhóm đại diện và tham vấn sâu để hiểu chi tiết hơn yếu tố quyết định cấu trúc nào là rào cản và cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới và tăng quyền năng cho phụ nữ. Khảo sát chuỗi giá trị dựa trên cơ sở giới sẽ phân tích vai trò giới của nam giới và phụ nữ trong từng khâu của chuỗi giá trị, khả năng tiếp cận và kiểm soát nguồn lực giữa các nhóm nam giới, phụ nữ, nhóm yếu thế.
Kết quả khảo sát với thành viên Hợp tác xã sản xuất rau an toàn Văn Đức cho thấy hầu hết lao động chính trên đồng ruộng là nam giới, phụ nữ ở độ tuổi từ 45 trở lên. Người già từ 60 – 70 tuổi chiếm phần lớn lực lượng lao động ở một HTX ngoại thành Hà Nội.
Phân công lao động theo mô hình truyền thống vẫn đang tiếp tục duy trì trong sản xuất nông nghiệp. Ở đó, phụ nữ ngoài làm việc như lao động chính trong hầu hết các công đoạn sản xuất rau, họ còn giữ vai trò chính trong việc nhà (việc không được trả công) như chăm sóc con cái, dọn dẹp, cơm nước cho cả gia đình.
Phụ nữ giữ vai trò chính trong lựa chọn thực phẩm cho cả gia đình. Các tập huấn, tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm từ trước tới nay ở HTX cũng tập trung vào phụ nữ. Điều này gợi ý rằng mục tiêu thay đổi kiến thức, hành vi vệ sinh về an toàn thực phẩm nên tiếp tục dành tập trung vào nhóm có vai trò ra quyết định trong lựa chọn thực phẩm cho gia đình. Tuy nhiên, để tránh tạo thêm áp lực cho phụ nữ trong việc nhà (việc không được trả công), truyền thông về an toàn thực phẩm sẽ thu hút cả nam giới và các bên liên quan khác. Vì việc nhà là không phân biệt theo giới tính như mong muốn của người tham gia khảo sát chuỗi giá trị dựa trên cơ sở giới chia sẻ.