KẾ HOẠCH PHỐI HỢP
hỗ trợ Hà Nội xây dựng và phát triển một số chuỗi giá trị
nông lâm thủy sản bền vững
1. Căn cứ
– Chương trình phối hợp số 7237/CTPH-BNNPTNT-UBND ngày 23/10/2021 giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND Thành phố Hà Nội về đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản giao thương giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố giai đoạn 2021-2025.
– Kế hoạch số 1405/KH-BNN-QLCL ngày 14/3/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai Chương trình phối hợp đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản giao thương giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2022.
– Kế hoạch triển khai các hoạt động năm thứ 2 của Dự án An toàn thực phẩm vì sự phát triển giai đoạn 1/4/2022 – 31/3/2023.
– Kết luận tại cuộc họp Ban chỉ đạo năm 2 Dự án An toàn thực phẩm vì sự phát triển ngày 12/4/2022.
– Kết luận tại cuộc họp giữa Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản và Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội ngày 12/5/2022 tại Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội.
2. Mục tiêu chung
Hỗ trợ thành phố Hà Nội xây dựng và phát triển một số chuỗi giá trị nông lâm thủy sản bền vững góp phần triển khai hiệu quả Chương trình phối hợp đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), nâng cao chất lượng, nông, lâm, thủy sản giao thương giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh thành phố giai đoạn 2022-2025.
3. Mục tiêu cụ thể
– Hỗ trợ xây dựng và phát triển một số chuỗi giá trị nông lâm thủy sản bền vững (dự kiến từ 7-8 chuỗi);
– Hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, tổ chức truyền thông quảng bá, kết nối và xúc tiến thương mại một số sản phẩm thuộc chuỗi;
– Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý chất lượng ATTP cho thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố liên kết thực hiện Chương trình.
4. Thời gian thực hiện
Giai đoạn 1 (2022): Khảo sát, xây dựng và triển khai kế hoạch hỗ trợ nâng cấp một số chuỗi giá trị nông lâm thủy sản.
Giai đoạn 2 (2023): Tiếp tục triển khai hỗ trợ và kiểm chứng mô hình.
Giai đoạn 3 (2024-2025): Tổng kết đánh giá và nhân rộng mô hình.
5. Nội dung thực hiện
(1) Khảo sát, xác định chuỗi và tác nhân tham gia mô hình thí điểm;
(2) Xây dựng tài liệu và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý chất lượng ATTP cho thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố liên kết tham gia thực hiện Chương trình.
(3) Xây dựng văn bản hướng dẫn triển khai chuỗi giá trị ngành hàng nông lâm thủy sản theo tiêu chuẩn quốc tế.
(4) Hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm một số chuỗi giá trị nông lâm thủy sản bền vững: Xây dựng hoàn thiện hệ thống tự kiểm tra, giám sát ATTP, chứng nhận hệ thống ATTP theo chuẩn quốc tế; chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm tại từng công đoạn và trong toàn bộ chuỗi, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản theo chuỗi;
(5) Hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, tổ chức truyền thông quảng bá, kết nối và xúc tiến thương mại, phát triển thương mại điện tử một số sản phẩm chuỗi giá trị.
(Chi tiết nội dung triển khai, thời gian triển khai, kết quả đầu ra dự kiến và nguồn lực phân bổ được thể hiện tại Phụ lục đính kèm).
6. Kinh phí thực hiện
Dự án An toàn thực phẩm vì sự phát triển (SAFEGRO) bố trí kinh phí thực hiện các nội dung: xây dựng tài liệu, tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn, khảo sát, đánh giá theo kế hoạch; hỗ trợ các tác nhân tham gia chuỗi trang thiết bị kiểm nghiệm, kiểm tra nhanh cần thiết; thiết lập, vận hành đăng ký chứng nhận các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế; chuyển giao khoa học công nghệ, phần mềm quản lý, truy xuất, chuyển đổi số trong mô hình thí điểm; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, truyền thông, quảng bá, xúc tiến thương mại; chi phí đi lại, lưu trú, công tác phí cho cán bộ các cơ quan Trung ương và địa phương là đối tác của Dự án khi tham gia các chuyến công tác triển khai Kế hoạch theo quy định.
Các cơ quan Trung ương và địa phương là đối tác của Dự án bố trí trả lương cho cán bộ tham gia phối hợp triển khai Dự án.
7. Tổ chức thực hiện
a. Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản:
– Điều phối Tổ công tác liên ngành tham gia cùng với nhà tài trợ triển khai các hoạt động phối hợp giữa Dự án SAFEGRO với Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội phù hợp với Kế hoạch triển khai chương trình phối hợp và kế hoạch hàng năm của Dự án.
– Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội và các tỉnh/thành phố tham gia các hoạt động Dự án tổ chức kiểm tra, đôn đốc, sơ kết và tổng kết kết quả triển khai của năm và đề xuất kế hoạch triển khai năm tiếp theo.
b. Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hà Nội và các tỉnh/thành phố tham gia các hoạt động trong kế hoạch:
– Thành lập Tổ công tác và phân công đơn vị thường trực đầu mối, trách nhiệm từng thành viên triển khai Kế hoạch.
– Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai các nội dung của Kế hoạch; chỉ đạo các đơn vị thuộc Sở triển khai lồng ghép các nội dung chuyên môn ngoài các nội dung được Dự án hỗ trợ theo kế hoạch hàng năm được phê duyệt, thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của Thành phố nhằm hỗ trợ các tác nhân tham gia chuỗi giá trị theo quy định.
– Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện nội dung của Kế hoạch.
– Phối hợp với Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tổ chức sơ kết và tổng kết kết quả triển khai của năm và đề xuất kế hoạch triển khai năm tiếp theo.
c. Dự án SAFEGRO:
– Bố trí nguồn lực (chuyên gia trong nước, chuyên gia quốc tế) phối hợp với Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản và Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế, Sở Công Thương Hà Nội và các tỉnh/thành phố liên quan tổ chức triển khai các nội dung trong Kế hoạch;
– Bố trí kinh phí thực hiện theo Khoản a Mục 6 của Kế hoạch này;
– Thực hiện giám sát tiến độ hoạt động và đánh giá kết quả theo các chỉ số của Dự án;
Trong quá trình thực hiện, nếu thấy cần phải bổ sung hoặc điều chỉnh nội dung Kế hoạch, các Bên sẽ thảo luận và thống nhất tại biên bản làm việc.
Xem bản đầy đủ tại đây: 220722. Ke hoach phối hợp Safegro